Tại sao doanh nghiệp việt thường xuất FOB, nhập CIF?
Hi cả nhà iu của SF Logistics, lại là một ngày cuối tuần đầy mưa bão, cả nhà vẫn khỏe chứ nhỉ. Thay mặt cho SF Logistics chúc mọi người iu thật nhiều sức khỏe bình bình an an qua đại dịch. Chuyên mục Logistics ăn liền hôm nay nhà SF Logistics gửi đến đó là cách để phân biệt FOB và CIF và lí do tại sao công ty xuất nhập khẩu VN thường xuất FOB và nhập CIF ? Xin, được đồng hành cùng nhau.
Đầu tiên, SF Logistics rất muốn giới thiệu cho những ai chưa biết về FOB và CIF là hai trong 11 điều kiện giao hàng quốc tế được sử dụng phổ biến trên thế giới cũng như các doanh nghiệp VN.

FOB, viết tắt của Free on Board (giao lên tàu (cảng giao hàng xác định)) là điều kiện giao hàng theo đó người bán HẾT trách nhiệm khi hàng được giao xuống tàu. Người bán chịu chi phí đưa hàng đến cảng, chằng buộc hàng, cầu hàng. Các chi phí sau đó, bao gồm cả chi phí thuê tàu, bảo hiểm là do người mua chịu.
CIF (Cost, Insurance and Freight- chi phí, bảo hiểm và cước tàu) là khi người bán trả các chi phí đưa hàng đến cảng, thuê tàu và trả cước tàu và mua bảo hiểm cho lô hàng. Người mua chỉ việc nhận hàng tại cảng đến và chịu chi phí TỪ ĐÓ trở đi.
Ở điều kiện FOB: do người bán phải giao hàng cho người chuyên chở (do người mua chỉ định), và người mua đứng ra thuê, trả phí cho phương tiện chở hàng, mua bảo hiểm. Do vậy, người mua sẽ phải gánh chịu hầu hết các rủi ro khi nhập khẩu hàng hóa. Đứng ở góc độ người mua hàng, nếu muốn mua được hàng với giá phải chăng họ sẽ chọn mua theo FOB dù cho trách nhiệm trong việc vận chuyện quốc tế có nặng nề hơn.
Thường thì các doanh nghiệp nước ngoài khi nhập khẩu hàng hóa thường chọn FOB. Tuy nhiên ở Việt Nam do các công ty thường xuất khẩu hàng nguyên nhiên liệu thô, bán thành phẩm là chủ yếu, giá trị gia tăng thấp, nhu cầu xoay vòng vốn nhanh, cùng với đó là kinh nghiệm trong làm hàng xuất khẩu cũng như khả năng giải quyết rủi ro trong quá trình vận chuyển còn kém nên thường để nhà nhập khẩu có kinh nghiệm trong làm hàng, thuê vận tải và chịu trách nhiệm cho các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển.
Ở điều kiện CIF thì ngược lại hoàn toàn, người mua chỉ cần làm thủ tục thông quan nhập khẩu, còn mọi vấn đề về bảo hiểm rủ ro, giao hàng là trách nhiệm của người bán.
Theo đó, người mua sẽ tránh né được tối đa những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa, và sẽ thích nhâp CIF hơn. Tuy nhiên họ sẽ phải chấp nhập mức giá cao hơn thông thường (vì mức giá đó bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm hàng hóa.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chọn điều kiện CIF khi nhập khẩu hàng hóa bởi khả năng vận chuyển hàng hóa, làm Logistics của họ vẫn còn non yếu, hơn nữa cũng không có nhiều kinh nghiệm về vận tải bảo hiểm. Các doanh nghiệp Việt cũng sợ rủi ro trong thuê tàu chuyên chở và mua bảo hiểm.
Khi nhập CIF các doanh nghiệp Việt Nam không phải thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro như: giá cước vận chuyển tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp,…vì vậy, các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam nhượng lại việc thuê tàu và bảo hiểm cho khách nước ngoài.
Đến đây đã hết gòi, hẹn gặp cả nhà ở bản tin Logistics ăn liền kì sau nhé.